• Home
  • 5 lỗi nghiêm trọng thường mắc phải khi học piano

5 lỗi nghiêm trọng thường mắc phải khi học piano

5 LỖI NGHIÊM TRỌNG THƯỜNG MẮC PHẢI KHI HỌC PIANO


Mắc sai lầm khi học piano là điều rất bình thường bởi cả những nghệ sĩ dương cầm kinh nghiệm nhất cũng mắc lỗi. Là một người chơi piano, bạn luôn tìm cách dễ dàng để cải thiện khả năng chơi của mình. Dù bạn không thể chơi piano với tốc độ nhanh để trở thành một người chơi đàn piano tuyệt vời, nhưng có những điều đơn giản khi học piano giúp bạn có thể nâng cao kỹ năng đánh đàn của mình.


Trên thực tế, có thể bạn đang mắc phải một số lỗi kỹ thuật piano cơ bản khiến bạn không thể tiếp cận được toàn bộ tiềm năng của mình. Dưới đây là năm lỗi kỹ thuật piano phổ biến nhất. Nếu bạn cố gắng khắc phục những sai lầm này, bạn sẽ không chỉ cải thiện kỹ thuật đánh đàn piano của mình mà còn mở rộng khả năng cải tiến trong tương lai.

1. Không nâng bàn tay

Nhiều sinh viên chơi với những ngón tay nằm phẳng hoặc bị sập xuống so với mặt phím đàn piano khi lần đầu tiên họ học đàn piano. Điều này có nghĩa là các ngón tay của họ được kéo dài từ bàn tay đến phím đàn một cách phẳng, nằm thẳng song song trên mặt phím đàn và / hoặc khớp đầu tiện của các ngón tay họ đang để theo cách gập xuống.

Các ngón tay ở dáng phẳng khi đánh đàn piano
Các ngón tay ở dáng phẳng khi đánh đàn piano gây hạn chế tốc độ chơi piano

Các ngón tay bị gập xuống khi chơi piano
Các ngón tay bị gập xuống ở khớp đầu tiên làm tăng sức ép cho bàn tay khi chơi piano

Luyện tập piano với ngón tay nằm phẳng và bị gập sẽ làm chậm kỹ thuật chạy ngón tay và thường gây căng thẳng. Hãy chơi piano với ngón tay ở một vị trí cong, như được hiển thị trong hình dưới đây.

Dáng tay đánh đàn piano đúng giúp học piano tốt hơn
Dáng tay đánh đàn piano đúng giúp học piano tốt hơn

2. Ngồi quá gần đàn piano

Nếu bạn ngồi quá gần cây đàn piano, cánh tay của bạn sẽ không đủ chỗ để mở rộng trước mặt bạn. Điều này giới hạn phạm vi chuyển động cho cánh tay của bạn, khiến cho cổ tay của bạn gặp khó khăn để đánh đúng các nốt nhạc.

Ngồi trên cạnh của băng ghế đàn piano và di chuyển ra phía sau cho đến khi khuỷu tay của bạn được kéo dài một chút về phía trước từ vai của bạn. Hãy xem video dưới đây để biết cách ngồi đúng.


3. Cổ tay quá thấp khi đánh đàn piano

Cổ tay của bạn nên mở rộng thẳng từ cánh tay và không bị gập xuống. Nếu lòng bàn tay của bạn chạm hoặc ở gần mặt trước của cây đàn piano, cổ tay của bạn sẽ bị gập xuống.

Các cổ tay quá thấp gây ra căng thẳng và quá tải ở cánh tay và ngón tay của bạn, và cũng làm giảm tốc độ mà bạn có thể chơi trên piano.

Tư thế ngồi học piano đúng và sai
Tư thế ngồi học piano đúng và sai

Nếu cổ tay của bạn thấp, ngón tay của bạn có thể cũng bị sẽ bị gập xuống, như đã nói ở điều 1. Hình ảnh dưới đây cho thấy cách đúng và sai để giữ cổ tay của bạn.

4. Không sử dụng trọng lượng cánh tay

Các điểm được đề cập ở trên về sự quan trọng của vị trí cánh tay bởi vì chúng tôi muốn sử dụng trọng lượng của cánh tay và cơ thể khi chơi piano.

Mặc dù các ngón tay kiểm soát các phím đàn piano, nhưng nếu bạn chỉ nhấn các phím đàn với sức mạnh của ngón tay sẽ không tạo ra được một giai điệu thật tốt.

Kết hợp trọng lượng cánh tay và trọng lượng cơ thể một cách hiệu quả thông qua cánh tay của bạn cho phép bạn sản xuất ra một loạt các âm thanh và giai điệu đầy màu sắc. Nó cũng làm giảm căng thẳng trên các ngón tay khi đánh đàn piano.

5. Thiết lập cách chạy ngón không hiệu quả

Một trong những cách tốt nhất để học chơi piano một bản nhạc một cách nhanh chóng và hiệu quả là sự thiết lập cách chạy ngón phù hợp nhất đối với bản nhạc đó.

Người chơi piano với cách đặt ngón tay ngẫu nhiên và thay đổi mỗi khi họ tập luyện thường xuyên bị khớp và chơi không trôi chảy vì đôi khi họ phải tìm kiếm các phím đàn phù hợp. Điều này dẫn đến việc học piano gặp khó khăn hơn.

Nếu bạn biết ngón tay nào đang đánh những nốt nhạc nào và sử dụng cách đặt ngón tay giống nhau mỗi khi bạn luyện tập piano, bạn sẽ biết cách đàn bài hát đó một cách ổn định và rõ rang hơn và sẽ không phải lay hoay tìm kiếm các phím đàn nữa.




Nếu bạn khắc phục được 5 lỗi kỹ thuật khi học piano này, bạn sẽ là một người chơi piano tốt hơn rất nhiều. Giáo viên dạy piano của bạn cũng có thể giúp bạn sửa những lỗi này cũng như bất kỳ vấn đề kỹ thuật chơi piano nào khác mà bạn có thể mắc phải khi chơi. Hãy đến với trường nhạc SMS quân 2 để chúng tôi giúp bạn khắc phục các lỗi kỹ thuật trong việc học piano của mình nhé.


Tìm hiểu về khóa học nhạc tại trường nhạc SMS:

Xem thêm các thông tin về khóa học và hoạt động của trường tại trang Facebook: https://www.facebook.com/truongnhacsms/

Liên hệ tư vấn: 090.464.2739 (Mr. Vinh)

Đăng nhận xét

Bài Viết Mới

[latest][5][recentright]

Câu Hỏi Thường Gặp

Lịch học của các môn năng khiếu tại Trường Nhạc SMS như thế nào?
Lịch học linh động theo thời gian của học viên (trong giờ hoạt động hàng ngày của trường) Thứ 2 - Thứ 7: 8:00h - 11:00h (Sáng) & 15:00h - 20:00h (Chiều) Chủ nhật: 8:00h - 11:00h (Sáng)
Một khóa bao gồm bao nhiêu buổi học?
Một khóa kéo dài 3 tháng, bao gồm 24 buổi học, mỗi buổi kéo dài 60 phút. Trung bình sẽ học 2 buổi/ tuần
Học viên có thể đăng ký học thử 1 buổi không?
Có. Học viên sẽ được học thử 15 phút miễn phí. Đối với nhu cầu học thử 1 buổi (60 phút), học viên sẽ đóng phí là 500.000đ
Phụ huynh và học viên có thể đến thăm quan trường không?
Trường Nhạc SMS luôn chào đón quý phụ huynh và học viên đến tham quan các phòng học và khuôn viên trường tại tất cả các cơ sở của trường
Trẻ em nên bắt đầu học âm nhạc ở độ tuổi nào?
Trẻ em càng được tiếp xúc với âm nhạc sớm thì càng tốt vì âm nhạc có thể giúp các bé phát triển toàn diện về trí não và xây dựng một tâm hồn đẹp, tính cách tốt. Tuy nhiên, để học chơi một nhạc cụ đạt hiệu quả tốt, các bé cần bắt đầu ở độ tuổi nhất định như sau: 3.5 tuổi: có thể bắt đầu học Piano, Organ 5 tuổi: có thể bắt đầu học tất cả các loại nhạc cụ